Áp xe răng sữa có nên nhổ răng không là câu hỏi mà rất nhiều phụ huynh quan tâm. Áp xe gây ra cho trẻ những cơn đau nhức, khiến trẻ chán ăn, mất ngủ. Điều này khiến bạn lo lắng không biết khi trẻ bị áp xe răng sữa thì có nên nhổ răng không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Nguyên nhân gây áp xe chân răng

Áp xe chân răng là thuật ngữ tổng quát để chỉ trường hợp có một răng nào đó bị đau kèm theo là có hiện tượng trong miệng và tụ mủ. Áp xe chân răng xảy ra khi bị viêm nhiễm trùng răng miệng hoặc vi khuẩn từ mảng bám có trên chân răng gây ra mủ. Răng bị chấn thương, sứt mẻ, me răng bị vỡ làm vi trùng len lỏi vào tủy răng, gây nhiễm trùng áp xe chân răng. Khi có mủ nhiều, sẽ tạo nên một áp lực lớn ép vào dây thần kinh và gây ra những cơn đau nhức.

Áp xe răng sữa khiến trẻ đau nhức*

Nguyên nhân sâu xa là do việc vệ sinh răng miệng không đúng cách, thức ăn còn đọng lại trên răng, tạo thành những mảng bám vôi răng, là môt trường thuận lợi để vi khuẩn gây hại cho răng phát triển.

Nguyên nhân trực tiếp là do sâu răng. Khi răng bị sâu mà không được điều trị sớm, các vi khuẩn tồn tại trong răng, nướu sẽ sinh ra các độc tố khiến vùng quanh tủy bị sưng, làm tổn thương hàm gây ra áp xe chân răng.

Bệnh áp xe răng sữa có nên nhổ răng không

Áp xe răng sữa có nên nhổ răng không sẽ còn phải tùy thuộc vào mức độ và tình trạng của chiếc răng sữa bị áp xe. Chính vì vậy, khi thấy trẻ có dấu hiệu áp xe răng, bạn cần đưa trẻ đến các cơ sở nha khoa uy tín để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.

Trong trường hợp, áp xe răng sữa mới hình thành, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc để chống nhiễm trùng và có chế độ chăm sóc răng miệng đặc biệt. Sử dụng thuốc giảm đau, hạ sốt. Phương pháp trị liệu ống rễ răng để bảo tồn răng bị áp xe cũng được áp dụng phổ biến. Với phương pháp này, phần dây thần kinh, mạch máu và phần bị hư hại được lấy ra hết và lỗ hổng sẽ được trám lại.

Điều trị áp xe răng tại nha khoa*

Còn đối với trường hợp nặng hơn, bác sĩ sẽ tiến hành rạch áp xe để tháo mủ và thậm chí phải nhổ bỏ răng để làm sạch mủ trong ổ răng, giảm đau nhanh chóng.

Để trẻ không bị áp xe răng, bố mẹ cần có chế độ chăm sóc răng miệng cho trẻ khoa học. Đặc biệt, phải đưa trẻ đi khám răng định kì 6 tháng/ lần để kịp thời phát hiện những bệnh lý răng miệng.

Như vậy, với những thông tin mà chúng tôi vừa chia sẻ ở trên hy vọng đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc áp xe răng sữa có nên nhổ răng không. Nếu phát hiện trẻ có những dấu hiệu áp xe răng, bạn nên đưa trẻ đến gặp nha sĩ ngay, để tránh trường hợp bệnh quá nặng khiến trẻ mất răng sữa quá sớm.
 
Top