Răng hô hàm dưới (theo thuật ngữ thông thường là hàm móm) xuất hiện do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân di truyền, những tật xấu như mút tay, đẩy lưỡi… khi còn bé khiến khớp cắn bị lệch, gây mất thẩm mỹ khuôn mặt đồng thời cản trở quá trình ăn nhai thoải mái.
>>>Có thể bạn chưa biết: Chi phí cấy ghép răng implant giá bao nhiêu?
Đặc điểm nhận biết của răng hô hàm dưới
Răng hô hàm dưới thường có đặc điểm dễ nhận thấy sau: Răng hàm dưới nằm ngoài răng hàm trên, cằm lệch. Khi ngậm miệng thì răng cửa hàm dưới nằm ngoài răng của xương hàm trên, khớp cắn chéo. Cằm có thể bị lệch sang trái hay sang phải…Bên cạnh đó có thể bạn quan tâm niềng răng mắc cài kim loại
Làm sao để giải quyết răng hô hàm dưới
Thông thường trong các trường hợp hô hàm dưới do cắn ngược vùng răng cửa thì phương pháp niềng răng là một giải pháp điều trị hợp lý. Tuy nhiên, nếu phần răng và phần xương hàm đã bị ảnh hưởng do không được điều trị kịp thời thì để khắc phục răng hô hàm dưới, bệnh nhân buộc phải nhờ sự can thiệp của phẫu thuật.
Các phương pháp niềng răng hô hàm dưới
Ngành nha khoa hiện nay ngày càng phát triển cùng với nhu cầu thẩm mỹ không ngừng gia tăng thúc đẩy nhiều phương pháp niềng răng mới ra đời, trong đó có các phương pháp niềng răng hô hàm dưới. Với những phương pháp niềng răng hô hàm dưới này, bệnh nhân sẽ cải thiện được tình trạng răng miệng, tìm lại được nụ cười tự tin. Tùy theo nhu cầu cũng như khả năng, mỗi người lại có một lựa chọn loại niềng răng khác nhau, phù hợp với mình nhất. Đó có thể là loại mắc cài gắn chặt truyền thống hay mắc cài mặt trong có độ thẩm mỹ cao. Thời gian niềng răng sẽ kéo dài từ 18 đến 24 tháng tùy theo tình trạng răng của từng bệnh nhân.
Một số gợi ý mắc cài để tham khảo lựa chọn
– Mắc cài inox thường: Đây là loại niềng răng mắc cài truyền thống và cơ bản nhất. Khung kim loại của loại mắc cài này rất mạnh và có thể chịu được hầu hết các loại lực tương tác hàng ngày. Ban đầu khi mới mang mắc cài do chưa thích ứng nên bệnh nhân sẽ cảm thấy khó chịu ở má và môi, nhưng tình trạng sẽ dần cải thiện sau một thời gian.
Mắc cài kim loại
– Mắc cài sứ: Đây là phương pháp niềng răng mới được cải tiến từ mắc cài kim loại truyền thống. Mắc cài sứ được làm bằng hợp kim gốm và một số vật liệu vô cơ khác tạo màu sắc trong suốt, rất khó bị phát hiện. Quá trình niềng răng mắc cài sứ sẽ có sự hỗ trợ của dây cung môi và dây thun để định hình và tăng lực kéo cho răng.
– Mắc cài cài tự đóng: Niềng răng mắc cài tự đóng là một phương pháp mới với mắc cài được thiết kế có nắp trượt bằng sứ hay bằng kim loại để đậy và giữ dây trong mắc cài mà không phải dùng đến thun như các phương pháp cũ. Dây cung sẽ trượt tự do trong rãnh của mắc cài.
– Mắc cài mặt trong (Niềng răng mặt lưỡi): Mắc cài mặt lưỡi là loại mắc cài mang lại tính thẩm mỹ cao. Người khác sẽ hoàn toàn không thể nhìn thấy mắc cài được gắn ở mặt trong của răng. Khung kim loại được gắn giống với mắc cài kim loại nhưng áp dụng các kỹ thuật ở mặt trong của răng. Kỹ thuật niềng răng này đòi hỏi nha sĩ phải có nhiều kinh nghiệm và tay nghề cao.
Bài viết trích nguồn tại: http://rangsutot.com
Thông tin liên hệ: Trung tâm nha khoa Đăng Lưu
Địa chỉ:
Cơ sở 1: 34 Phan Đăng Lưu, P.6, Q.Bình Thạnh –(+84 8) 6297 7148
Cơ sở 2: 540 Trần Hưng Đạo, P.2, Q.5 –(+84 8) 6682 0346
Hotline: (+84 8) 66820346
TG: NH